Mối quan hệ giữa đơn vị tính công suất Kva và Kw
Khi mua máy phát điện hay các thiết bị liên quan đến điện chúng ta thường hỏi về công suất của chúng. Và có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã nghe về Kw và KVA nhưng không biết mố quan hệ giữa chúng và lúc nào thì dùng cía này lúc nào thì dùng cái kia. Bìa viết sau đây hi vọng sẽ giải đáp thắc mắc đó của các bạn.Nhất là khi các bạn muốn sửa chữa máy phát điện hay sử dụng dịch vụ cho thuê máy phát điện
Công thức tính công suất của máy biến áp như bạn hỏi là: P = U . I. cosØ
Trong đó : U : Hiệu điện thế (đơn vị là V)
I : Cường độ dòng điện (đơn vị là A)
P : Công suất (đơn vị là VA)
Ø: góc lệch pha giữa dòng và áp qua thiết bị tiêu thụ điện.
Thông thường đa số motor có cosØ=0.85, vậy động cơ có công suất 1 KVA tiêu thụ 0.85KW điện thực (điện phải trả tiền)
Mối quan hệ giữa KVA và KW là: KW = KVA x Cos (Ø)
Vì Cos (Ø) = 0,2 – 0.8 nên thường 1 KVA = 0,2 – 0,8 KW ( tùy vào hệ số của từng máy mà nhà sản xuất quy định )
Nên thường thì : 1 KW = 0.8 KVA
Đối với dòng điện 1 chiều hay thường gọi gọi là DC thì công suất của nó là P=U.I và đơn vị tính của nó là W (oát).
Nhưng đối với dòng điện xoay chiều thì P=U.I.cos(Ø), đơn vị tính cũng là W(oát), cos(Ø) là do sự lệch pha gây nên đối với dòng 1 chiều thì cos(Ø)=1.
nếu trên các biến áp bạn thấy ghi đơn vị là KVA=1000VA, thì đây là công suất biểu kiến S=U.I đơn vị tính là VA. thường thì S>P, con số thực tế thường người ta ko cho bạn biết , nhưng một số công ty người ta thực nghiệm thì mới có con số tỷ lệ cho bạn. Thường thì P=S*0.6 là con số mà bạn có thể yên tâm sử dụng.
Cos (Ø) = 0,2 – 0.8 Vì dòng điện và điện áp không trùng pha, mà cách nhau một góc nhất định vì có phần kháng ( có tính cảm kháng hoặc dung kháng). Như vậy công suất: P = U.I. Cos (Ø) {kW} -( Cos (Ø) lớn nhất là bằng một khi U và I trùng nhau- đây là trường hợp lý tưởng). P là công suất tác dụng. Nhưng trong thực tế trong mạch điện luôn có phần phản kháng. Như vậy ta có S = U.I = P U.I.Cos (Ø) , khi ta có mạch điện lý tưởng cos phi =1.
Để hiểu rõ hơn tại sao Cos (Ø) lại có giá trị như vậy chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:
DÒNG ĐIỆN CƠ BẢN gồm 2 thành phần, phần gây ra công suất thực và phần gây ra công suất ảo.Phần tạo công suất thực gọi là dòng tiêu thụ.Dòng tổng hợp cả phần tạo công thực và ảo gọi là dòng biểu kiến (biểu kiến – đại diện cho cái thấy được).
– V.A (Vol-ampere) ~ đơn vị công suất biểu kiến bằng tích của hiệu điện thế và dòng biểu kiến qua thiết bị 1V.A=1V*1A, 1KV.A=1000V.A
– W (Watt) ~ đơn vị công suất thực, bằng tích của hiệu điện thế và DÒNG ĐIỆN TẠO CÔNG SUẤT THỰC đi qua thiết bị 1W=1V*|1A|, KW=1000KW.
– V.Ar (Vol re-action Ampere) ~ đơn vị công suất ảo, bằng tích của hiệu điện thế và DÒNG ĐIỆN TẠO CÔNG SUẤT ẢO đi qua thiết bị 1V.Ar=1V*|1Ar|, KW=1000KW.
Tới đây tôi không cần nói nữa vì bạn biết 1KVA khác 1KW rồi chứ, KVA là đại lượng tổng hợp cho KW và KVAr, nếu bạn muốn tính hơi khó, nếu có công thức đơn giản thì:
KVA*KVA=KW*KW+KVAr*KVAr
hay KVA* Cos (Ø) =KW và KVA*sinp=KVAr
với p là góc lệch pha giữa dòng và áp qua thiết bị tiêu thụ điện.
Thông thường đa số motor có Cos (Ø) =0.85, vậy động cơ có công suất 1 KVA tiêu thụ 0.85KW điện thực (điện phải trả tiền) và 0,53KVAr điện ảo (không phải trả tiền).
Các bài viết hữu ích khác :